Để làm chủ được bộ thẻ Anki, người dùng cần phải hiểu rõ về ba khái niệm cơ bản nhưng quan trọng: Type, Field và Card. Trong bài viết trước, ta đã tìm hiểu về Deck trong Anki.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào mỗi khái niệm để hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động và tác động đến trải nghiệm học tập trên Anki.
Cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Giới thiệu về Type, Field và Part – Bộ thẻ Anki
Có thể hình dung về Deck, Type, Field và Part một cách thực tế như thế này. Khi bạn mua flashcard ở shoppe về. Bạn sẽ viết các thông tin lên “mặt trước” và “mặt sau” của thẻ để học. Phân loại các từ cùng nhóm vào 1 tập flashcard để dễ ôn tập. Bộ thẻ Anki cũng tương tự như vậy!
Trong bộ thẻ Anki:
- Tưởng tượng Deck là một cái hộp giấy, nơi để chứa các tập thẻ flashcard khác nhau
- Field là các thông tin sẽ có trong 1 flashcard. Ví dụ về 3000 từ tiếng anh thông dụng sẽ có các thông tin (field) “Tiếng việt”, “tiếng Anh”, “Phiên âm”, “Audio”, “Hình ảnh”,…
- Type là hình thức nhóm các flashcard có cùng “Field” (thông tin). Ví dụ: Type 3000 từ tiếng anh thông dụng (có tiếng việt, tiếng anh, phiên âm,…). Type 600 từ tiếng Trung HSK có tiếng việt, Hanji, hán tự,…
- Part là các hiển thị và sắp xếp các thông tin (field) đó lên mặt trước và mặt sau của flashcard
Field là gì?
Field là nơi chứa thông tin cụ thể trong một thẻ học. Mỗi field tương ứng với một phần của thông tin mà bạn muốn học và ghi nhớ. Ví dụ, trong một type dành cho việc học từ vựng là “3000 từ tiếng anh thông dụng” ảnh bên dưới, các field có thể bao gồm “Ví dụ”, “Tiếng Việt”, “Tiếng Anh”, “Audio”,… Bạn có thể điền thông tin vào mỗi field để tạo ra các bộ thẻ Anki có nội dung đa dạng.
Type là gì?
Type đại diện cho mẫu thiết kế hoặc kiểu mẫu của một thẻ học. Mỗi type được xác định bởi cấu trúc dữ liệu của nó, bao gồm các field và card tương ứng. Ví dụ ở dưới có nhiều Type khác nhau như: 3000 từ tiếng anh thông dụng, HSK ALL – Maobi,… Mỗi type sẽ có thông tin (field) khác nhau.
Card là gì?
Card là đơn vị cơ bản của học tập trong bộ thẻ Anki, là nơi tùy chỉnh hiển thị ở mặt trước và mặt sau flashcard. Thông tin từ field sẽ được ta thêm vào 1 cách tùy ý. Đây là điểm mạnh của Anki so với tất cả các loại thẻ khác.
Ví dụ bạn có nhiều thông tin, muốn hiển thị audio ở mặt trước và nghĩa cụ thể, audio và ví dụ ở mặt sau. Bạn có thể hoàn toàn làm được với Anki. Bộ thẻ Anki cho phép bạn tùy chỉnh cách hiển thị thông tin trên mỗi card để phù hợp với nhu cầu học tập của bạn.
Kết luận, trailer bài viết sau
Mình vừa giới thiệu về các thành phần trong 1 bộ thẻ Anki: Field, type, card. Có bất kỳ thắc mắc nào liên hệ Zalo cho nhá!
Bài viết sau sẽ giới thiệu về media trong Anki, file ảnh và file audio!
Chuyên mục: Anki Tutorial
Mình sẽ giúp các bác bắt đầu hành trình học tập với Anki ngay hôm nay!